Giải pháp tự động hóa nhà máy thông minh – Smart Factory là tổ hợp của việc sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị có khả năng điều khiển tự động kết nối với máy móc trong nhà máy sản xuất để chúng làm việc thay con người.
Giải pháp tự động hóa ngày càng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vào dây chuyển sản xuất trong nhà máy chứng minh rằng sự phát triển của nền kinh tế thị trường đang ngày càng dịch chuyển sang các công nghệ chuyển đổi số thay thế hoàn toàn các phương pháp truyền thống trước đó. Điều này không chỉ giúp góp phần cải tiến quy trình làm việc mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ trong và ngoài nước khác.
Một số thiết bị tự động được sử dụng phổ biến
- Biến tần
- Cảm biến
- Bộ nguồn, bộ điều khiển
- Hệ thống công tắc, đèn báo,…
- Bộ ghi và lưu trữ dữ liệu
- Bộ điều khiển nhiệt độ, độ ẩm
Ưu điểm của giải pháp tự động hóa nhà máy thông minh
Sau khi áp dụng giải pháp tự động hóa vào một phần hoặc toàn bộ của quá trình sản xuất, doanh nghiệp sẽ thu được một số ưu điểm sau:
Tiết kiệm chi phí nhân công
Ứng dụng giải pháp tự động hóa vào quy trình sản xuất sẽ giúp nhà máy giảm thiểu tối đa sự can thiệp của con người. Từ đó các loại chi phí phải chi như: lương cho đội ngũ công nhân vận hành, đội ngũ quản lý nhân sự, các loại phúc lợi (tiền lương hưu, bảo hiểm, tiền thưởng…) được loại bỏ bớt, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Tiết kiệm chi phí vận hành
Tuy rằng, chi phí bỏ ra để đầu tư vào giải pháp tự động hóa ban đầu không phải là con số nhỏ nhưng nó đem lại lợi ích vô cùng lớn trong suốt quá trình sử dụng sau này. Thay vì sử dụng các loại máy móc sản xuất công nghệ cũ thì với tự động hóa các robot tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao sẽ cho ra hiệu suất làm việc đáng nể với chi phí tiêu thụ năng lượng thấp hơn rất nhiều.
Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ không phải tiêu tốn nhiều chi phí vào dịch vụ bảo trì, sửa chữa hoặc thay thế linh kiện khi ứng dụng dây chuyền tự động hóa. Nhất là khi so sánh với những nhà máy lựa chọn mua lại các dây chuyền sản xuất cũ, đã qua sử dụng hoặc dùng các thiết bị giá rẻ, kém chất lượng.
Đảm bảo sản phẩm đồng nhất với độ chính xác cao
Giải pháp tự động hóa là tổ hợp những thiết bị, máy móc được vận hành theo quy trình lập trình sẵn. Do đó, nếu kỹ sư không thay đổi thông số hoặc thực hiện lập trình lại thì robot sẽ tự động vận hành theo đúng quy trình đó trong suốt vòng đời của chúng.
Điều này đồng nghĩa với việc dù sản xuất ở bất kỳ thời điểm nào thì dây chuyền sản xuất tự động hóa cũng sẽ tạo ra sản phẩm đồng nhất về quy cách, kích thước, chất lượng với độ chính xác cao hơn rất nhiều lần so với các dây chuyền thông thường khác với việc thực hiện chủ yếu do con người.
Tiết kiệm thời gian sản xuất
Giải pháp tự động hóa được vận hành chủ yếu nhờ máy móc và hạn chế tối đa sự can thiệp của con người nhờ vậy vừa tiết kiệm được sức lao động thủ công vừa tăng thời gian sản xuất lên mức tối đa, có thể vận hành liên tục 24/24.
Với khả năng lập trình từ xa trên máy tính nên bất kể ngày hay đêm người điều khiển cũng không cần phải có mặt trực tiếp tại nhà máy. Các chỉ số theo dõi vẫn được theo dõi sát sao trên các thiết bị điều khiển thông minh để có thể tiến hành xử lý kịp thời. Nhờ đó, vào những ngày nghỉ doanh nghiệp vẫn có thể đáp ứng cho khách hàng, đối tác đủ số lượng sản phẩm đúng với tiêu chí chất lượng đề ra.
Đảm bảo an toàn lao động
Đa phần các nhà máy sản xuất trong lĩnh vực cơ khí, linh kiện điện tử, chế tạo máy móc đều có môi trường làm việc nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người bởi các tác nhân độc hại như: khói bụi, hóa chất, nhiệt độ cao, kim loại nặng,…
Chính vì thế, việc ứng dụng giải pháp tự động hóa là lựa chọn vô cùng thích hợp đảm bảo cho an toàn lao động tối đa. Con người sẽ giữ nhiệm vụ quản lý, điều khiển và giám sát máy móc, thiết bị hoạt động. Địa điểm làm việc chủ yếu sẽ nằm trên những vị trí cao với môi trường sạch sẽ nhằm hạn chế những mối nguy trên.
Ứng dụng giải pháp tự động hóa
Hầu hết các lĩnh vực trong đời sống hiện nay đều đã và đang bắt đầu áp dụng giải pháp tự động hóa vào quá trình vận hành. Không chỉ dừng lại ở công nghiệp mà nông nghiệp, dịch vụ công, y tế, nghiên cứu môi trường,…Đều triển khai công nghệ mới này. Tuy nhiên, ở mỗi lĩnh vực tự động hóa sẽ có những cách tiếp cận và ứng dụng vào thực tiễn khác nhau. Chẳng hạn như:
Thực phẩm, hàng tiêu dùng
Trong lĩnh vực sản xuất chất biến thực phẩm, đồ uống, các loại hàng tiêu dùng nói chung thì yếu tố an toàn và vệ sinh luôn là quan tâm được đặt lên hàng đầu. So với con người, máy móc đảm bảo quy trình đạt chuẩn hơn mà không tiêu tốn nhiều chi phí đầu tư vào các dụng cụ bảo hộ vệ sinh. Bên cạnh đó, các hệ thống cân tự động, camera giám sát lỗi bề mặt sản phẩm, dây chuyền chiết rót đóng chai, băng chuyền tải đóng gói… đảm bảo sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, hạn chế lỗi và đồng nhất với nhau.
Thương mại điện tử, giao hàng
Không chỉ gói gọn ở những lĩnh vực quen thuộc, ngày nay giải pháp tự động hóa còn phát triển mạnh ở các trang thương mại điện tử và ngành giao hàng vận tải. Chỉ với chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng đặt đơn hàng và nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà vận chuyển đều có thể theo dõi tiến trình trên đó, thậm chí có thể xử lý tác vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Công nghiệp sản xuất
Nhờ giải pháp tự động hóa mà các nhà máy sản xuất công nghiệp ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh không chỉ so với đối thủ khác mà xa hơn là cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp khác trên thị trường thế giới.
Giải pháp tự động hóa nhà máy cần độ chính xác và tính đồng nhất được đòi hỏi rất cao nên đa phần các nhà máy sản xuất trong hai lĩnh vực này trên thế giới đang dần dịch chuyển sang tự động hóa toàn phần.
Nguồn: Sưu tầm